(Phunutoday)- Qua nhiều cuộc điện thoại, Quân cho chúng tôi một địa chỉ tận…Bắc Ninh để tiếp cận một mắt xích trong đường dây “môi giới” quan tài cho những vị quan chức. Đến đây, chúng tôi mới được khám phá một thế giới chưa bao giờ “hé lộ” của những chiếc quan tài mang danh…VIP.Tiếp thị quan tài
Biết rằng tiếp thị mặt hàng nào cũng không dễ, đối với hàng thuộc loại “đặc biệt” như quan tài thì còn khó hơn gấp trăm ngàn lần. Chẳng ai điên đến mức muốn tiếp một người đến chào bán quan tài cả, nó như là đem cái rủi đến với gia chủ vậy. Do đó, dù có mỏi mắt săm soi cũng chẳng thể kiếm được một “nhân viên tiếp thị quan tài" nào chạy ngoài đường cả, dù thực tế thị trường mặt hàng nhạy cảm này rất sôi động.
Để chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các chủ xưởng phải tận dụng mọi chiêu luồn lách, lót tay và cả tung người đi điều tra đối tượng. Từ các ông quan to cho đến ông Chủ tịch huyện, cứ ông nào có dấu hiệu sắp “đi” là sẽ có người đến điều tra về gia cảnh, đẳng cấp và các mối quan hệ rồi sau đó mời chào hàng thông qua các đệ tử ruột của sếp.
Biết rằng tiếp thị mặt hàng nào cũng không dễ, đối với hàng thuộc loại “đặc biệt” như quan tài thì còn khó hơn gấp trăm ngàn lần. Chẳng ai điên đến mức muốn tiếp một người đến chào bán quan tài cả, nó như là đem cái rủi đến với gia chủ vậy. Do đó, dù có mỏi mắt săm soi cũng chẳng thể kiếm được một “nhân viên tiếp thị quan tài" nào chạy ngoài đường cả, dù thực tế thị trường mặt hàng nhạy cảm này rất sôi động.
Để chủ động tìm kiếm đầu ra cho sản phẩm, các chủ xưởng phải tận dụng mọi chiêu luồn lách, lót tay và cả tung người đi điều tra đối tượng. Từ các ông quan to cho đến ông Chủ tịch huyện, cứ ông nào có dấu hiệu sắp “đi” là sẽ có người đến điều tra về gia cảnh, đẳng cấp và các mối quan hệ rồi sau đó mời chào hàng thông qua các đệ tử ruột của sếp.
Một chiếc quan tài kiểu dáng...châu Âu mà anh Hùng từng đóng |
Kể ra thì có vẻ đơn giản, nhưng thực sự bắt tay vào việc mới thấy nó gian nan thế nào. Nguyên việc điều tra các sếp lớn tuổi, sắp về hưu cũng đã là một việc kì công và không kém kỳ khôi với hàng chục đầu mối xung quanh.
“Nan giải lắm, điều tra được rồi thì tiến hành tìm kiếm các đệ tử thân cận của sếp để mời chào. Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, cứ móc nối tìm cách gặp rồi phong bì lót tay trước, sau đó mới tính đến chuyện mời mọc. Mời được có kết quả rồi thì tính đến khoản chiết khấu làm sao cho hợp lý…” - anh Hùng (42 tuổi, Gia Lâm, Hà Nội) cho biết.
Theo anh Hùng, thường những người làm nghề này không hề có cơ sở sản xuất quy mô lớn, chủ yếu là khéo tay, khéo nói và tài chính mạnh thì mới kiếm được những hợp đồng béo bở như vậy. Còn chủ xưởng bình thường thì chỉ bán quan tài loại bình dân. Anh Hùng đặt xưởng của mình tại Từ Sơn – Bắc Ninh, cùng chung vốn với anh là một người em kết nghĩa tên Dũng nữa.
Ngoài thời gian làm quan tài theo hợp đồng, hai anh còn dành thời gian để thăm hỏi các đầu mối của mình. Thực tế, khi đã có uy tín thì sẽ dễ làm việc hơn, đệ tử của các sếp thường chơi với nhau nên khi sếp nào có nhu cầu là sẽ giới thiệu để còn hưởng “lộc”.
Anh Hùng kể, trong số những hợp đồng mình đã từng làm thì cái khó nhất là vụ làm quan tài cho một ông quan cấp bộ. Một lần tình cờ vào bệnh viện Việt Đức thăm bạn bị tai nạn, anh tranh thủ đi ngó nghiêng qua khu điều trị tự nguyện, nơi thường được đồn là các Vip hay thuê phòng riêng với đầy đủ tiện nghi trong đó. Hỏi han một hồi thì được biết có một cụ ông là phụ thân của ông quan cấp bộ đang điều trị tại đây. Ngay lập tức, anh Hùng gọi cho Dũng rồi tìm cách nghe ngóng móc nối.
Quan tài khảm trai, mốt đang được ưa chộng ở tầng lớp trung lưu |
Cái khó là tìm đệ tử của ông quan này, nơi cửa quan lớn không dễ ra vào, chính vì vậy anh đã phải tốn gần 50 triệu đồng cho các thể loại râu ria để tiếp cận với vị này. Khi tiếp cận được rồi, đưa phong bì rồi mà vị này vẫn còn “làm cao” không hứa hẹn gì vì được biết ông quan đó đang định mua quan tài ở tận nước ngoài. Đến lần gặp thứ 3, lời tiếp thị đi kèm điều khoản 10% hợp đồng mới lung lay được vị này.
Sau đó gần một tuần lễ, ông “đệ tử” này mới liên hệ lại đặt một chiếc quan tài bằng gỗ Pơmu nhưng với điều kiện không sơn màu lòa loẹt mà phải chạm khắc thật tinh tế. Theo ông này, quan không muốn phô trương nhưng vẫn muốn thể hiện đẳng cấp của mình, vì vậy dát vàng các thứ là không cần, chỉ cần tinh xảo, điều này khó hơn bội phần.
Để thực hiện hợp đồng này, anh Hùng đã phải mời 5 người thợ chạm khắc từ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) về xưởng, đồng thời móc nối mua gỗ từ Nghệ An ra. Tất cả tập trung làm ngày đêm, sau hơn 2 tuần lễ thì hoàn thành.
Kết thúc hợp đồng, anh Hùng vẫn tiếp tục giữ mối quan hệ với vị “đệ tử” này vì anh biết ông này có rất nhiều bạn bè ở các bộ ngành. Và sau đó, hễ có “quan” nào có nhu cầu thì những người này giới thiệu cho nhau hoặc một người đứng ra làm mối để đặt hàng. Từ đó, hình thành những đường dây môi giới quan tài từ Trung ương đến địa phương.
“Bán một quan tài, lãi đủ sống cả năm”
Đó là câu khẳng định của của Dũng, “cổ đông” của anh Hùng có hộ khẩu tại Từ Sơn – Bắc Ninh. Không cần quảng cáo, không cần làm nhiều nhưng vẫn giàu, mỗi năm chỉ cần làm 1-2 chiếc quan tài loại này là đủ tiền ăn chơi.
“Các sếp thường không bao giờ trực tiếp đi đặt quan tài cho mình và gia đình, việc đó đã có đệ tử của sếp lo. Cứ mỗi đơn đặt hàng như vậy, tôi phải chiết khâu cho họ 10% giá trị, nhìn vậy nhưng con số ấy có khi lên đến cả trăm triệu đồng chứ không ít” – Dũng cho biết.
Để lo phần hậu sự cho mình và người thân. Các loại gỗ quý hiếm như: cẩm lai, gõ đỏ, giáng hương... dùng làm áo quan đang được các quan hàng tỉnh đặt nhiều nhất. Nhiều quan đã đặt được những khối gỗ từ bên Lào mang về để thuê các thợ mộc đục đẽo cái áo quan cho chính họ và những người thân “sắp gần đất xa trời” . Sau đó gửi ở các xưởng hay tại các trang trại của họ để phòng hậu sự.
Quan tài giá nào cũng có, tầm 30-40 triệu đồng/cái cho tới các quan tài bằng gỗ trai, giáng hương lên đến 170 triệu đồng/cái...”. Đối với các loại thiết kế theo mẫu riêng, bài trí hoa văn theo yêu cầu phải đặt hàng trước, có thể lên tới hơn 250-300 triệu đồng/cái, nặng đến mức phải cần từ 27 đến 30 đạo tì mới khiêng được các cỗ áo quan cầu kỳ này.
Thớ gỗ Pơmu Dũng còn lưu lại được sau khi đóng quan tài cho một quan to |
Tuy nhiên, theo Dũng thì các quan chức to ưa chuộng nhất là Pơmu. Gỗ này được coi là một loại gỗ quý do mùi thơm đặc trưng, vân gỗ đẹp cũng như trọng lượng khác thường và đặc tính không bị mối mọt phá hoại. Vì thế gỗ được sử dụng để làm các đồ tạo tác mĩ thuật, các loại đồ gia dụng cao cấp và đặc biệt là làm quan tài.
Trong khi đó, gỗ Sưa thường được coi là gỗ quý nhưng hầu như chẳng ai dám dùng vì nó đang bị “soi”, mà nguồn cung của loại này thì không có nhiều. Các chủ xưởng cũng không dám mạo hiểm nhập gỗ này về để đóng quan tài vì có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Gỗ Pơmu tuy cũng là hàng “quốc cấm” nhưng ít ra không bị để ý gắt gao như vậy. Còn các loại gỗ như lim, sến, táu… thì hầu như không “sếp” nào để ý đến.
“Gỗ Pơmu mà đóng quan tài thì đúng là đỉnh nhất, đảm bảo sau 3 năm đến khi cải táng mở ra gỗ vẫn không bị làm sao, mùi thơm lan toả át hết mùi tử thi. Tuy nhiên, theo tôi biết thì những người được chôn cất bằng loại gỗ này thường không bao giờ cải táng, họ chôn một lèo bởi gỗ này có tinh dầu thường được người xưa dùng để ướp xác nên đó đều là những ngôi mộ “kết”. Người Việt mình lại quan niệm, mộ kết nghĩa là rất linh thiêng và có lộc cho con cháu nên càng không ai dám cải táng” – Dũng phân tích cho tôi biết.
Khi được hỏi về giá của một chiếc quan tài như vậy, Dũng chỉ nói hai từ “bí mật” và thòng thêm câu: “bán một quan tài loại này, lãi đủ ăn cả năm”.
Trong khi đó, gỗ Sưa thường được coi là gỗ quý nhưng hầu như chẳng ai dám dùng vì nó đang bị “soi”, mà nguồn cung của loại này thì không có nhiều. Các chủ xưởng cũng không dám mạo hiểm nhập gỗ này về để đóng quan tài vì có thể bị bắt bất cứ lúc nào. Gỗ Pơmu tuy cũng là hàng “quốc cấm” nhưng ít ra không bị để ý gắt gao như vậy. Còn các loại gỗ như lim, sến, táu… thì hầu như không “sếp” nào để ý đến.
“Gỗ Pơmu mà đóng quan tài thì đúng là đỉnh nhất, đảm bảo sau 3 năm đến khi cải táng mở ra gỗ vẫn không bị làm sao, mùi thơm lan toả át hết mùi tử thi. Tuy nhiên, theo tôi biết thì những người được chôn cất bằng loại gỗ này thường không bao giờ cải táng, họ chôn một lèo bởi gỗ này có tinh dầu thường được người xưa dùng để ướp xác nên đó đều là những ngôi mộ “kết”. Người Việt mình lại quan niệm, mộ kết nghĩa là rất linh thiêng và có lộc cho con cháu nên càng không ai dám cải táng” – Dũng phân tích cho tôi biết.
Khi được hỏi về giá của một chiếc quan tài như vậy, Dũng chỉ nói hai từ “bí mật” và thòng thêm câu: “bán một quan tài loại này, lãi đủ ăn cả năm”.
- Việt Dũng
>>> Bài 3: Bán quan tài có...khuyến mại
(Nguồn: phunutoday.vn)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét