Chuyện này Cu lấy cảm hứng từ tác phẩm lớn mới đăng trên Blogs Mai Thanh Hải mang cái tên rất dễ thương Phụ tùng xích líp do chính…thằng này viết- Hi hi).
Mô tả hoàn cảnh lịch sử: ( Kinh, cứ như là đang viết Dự án…sân Golf- he he)
Hồi chiến tranh phá hoại của máy bay Mỹ đối với Bắc Việt nam (1965-1972), cuộc sống nhân dân thì được bao cấp toàn bộ, cái gì cũng tem phiếu, cấp phát, vô cùng thiếu thốn, đại khái là như Bắc Hàn hiện nay.
Các chị em ở hậu phương thiếu thốn cái mặc, cái ăn đã đành, các o thanh niên xung phong còn thiếu dữ. Đặc biệt là “phụ tùng xích líp”. Không biết ai là tác giả của “áo ngực” nữ thời chiến tranh mà rất độc đáo: Áo ngực được lót trong bằng loại vải bạt, hoặc thứ vải gì đó rất dày, bảo đảm rằng, sau khi may xong, hai cái mũi nhọn ấy có thể giết chết tù binh địch vì cứng, chắc, nó được chị em mang vào hàng ngày, mũi nhọn của áo ngực ấy đã khiến cho lớp áo sơ mi bên ngoài căng cứng ra, và hầu như trên áo sơ mi, chỗ vị trí ngực nhọn của phụ nữ, vải bạc màu dần và rách, phải khâu vá lại một miếng tròn tròn rất duyên.
Vì áo ngực nó cứng, nó nhọn như vậy cho nên thằng nào tán được em nào, chở trên xe đạp, vô phúc mà gặp đường xấu, xóc, cặp bồng đào của em được bảo vệ bởi cái áo ngực có hai mũi nhọn cứng như thép ấy nó cứ cà giật dúi cứng vào lưng, sau mấy cây số đèo bồng tình yêu mới, tối về cởi áo ra, sau lưng thâm tím từng cục máu bầm, ê ẩm cả đêm.
Đó là chưa kể có em thích anh quá, ngồi sau xe đạp, áp sát vào lưng anh, thì mỗi lần xóc, hai cái mũi nhọn ấy nó cà từng đường, rớm máu, đau oặt người mà miệng vẫn cười hơi bị tươi.
Cu Vinh có ông dượng làm nghề thợ may. Hồi chiến tranh bom đạn thì phải may trong hầm. Các o thanh niên xung phong đều xuống hầm để dượng đo may. Dượng đo may cho từng o thanh niên xung phong ở dưới hầm, trên miệng hầm thì dì xách quần đi đi lại lại thình thịch, thình thịch. Lần nào đo xong, kiểu chi hai dì dượng cũng cãi nhau. Đại loại như: Anh đo chi lâu rứa?-Dì hỏi. Dượng tỉnh bơ:-Của o nớ quá to, phải đo mấy lần cho đúng. Lại hỏi, răng đo đạc may áo quần mà o nớ mặt đỏ, tóc rối như rứa. Trả lời, làm chuyên môn nó phức tạp thế mới kiếm được đồng bạc mua gạo nuôi con, tưởng dễ ăn à. Hỏi nữa, răng anh thở dữ rứa? Trả lời, không thở dữ, làm việc dưới hầm lấy đâu ra o xy. Đại khái rứa. Sau này già, dượng kể, hồi nớ, mỗi lần đo đo may may, đã lắm, đã lắm, ha ha ha. Mình nghe dượng kể mà ước chi bỏ nghề văn, trở lại được nghề may đo như thời chiến tranh…He he
Mà ghê lắm nha. Dượng mình còn có thêm sáng kiến luồn cả dây thép vào vòng cung áo ngực nha, dượng nói, mần rứa để áo ngực căng phồng, căng mãi, căng căng căng, nên o mô cũng thích.
Có mấy o sau này gặp lại dượng, cũng đều già, họ nói với nhau: Hồi nớ anh làm em chết đi được. Sao chết? Anh đo ngực tụi em không đo bằng thước dây, cứ đo bằng mấy ngón tay, phát điên, lại còn giải thích đất nước khó khăn không bán thước. Dượng chỉ mặt nói, tui là tui giận o lắm, hồi nớ mới đo đến ngực, o đã cầm lấy tay tôi kéo cái rụt, cả tui và o ngả xuống nền hầm, suýt kéo nó đâm vào lưng. O thanh niên xung phong cười, anh nói em xuống hầm là để may áo đấy à? Thế làm gì? Cốt là để anh mần, sống trên đường Trường Sơn, thèm khốn nạn luôn. Đã mần tình là phải bất thình lình rứa mới sướng, sướng thì mới thắng Mỹ chớ. Rồi hai ông bà ha ha ha.
Hồi làm phim Ngã ba Đồng Lộc ( Cu viết kịch bản, Lưu Trọng Ninh đạo diễn), mình yêu cầu dứt khoát là các diễn viên phải thay áo ngực thời trang mềm mại, bằng áo ngực trong chiến tranh cho nó…có cảm xúc. Nghe đơn giản thế mà mất nửa tháng, kiếm mãi không ra thợ may nào biết may đó nha. Mà đơn đặt hàng tới mấy trăm cái, nhưng nghe đến kiểu dáng, cách thức, thợ may nào cũng cười khùng khục, nỏ biết, nỏ biết. Cuối cùng họa sỹ phải vẽ ra giấy từng chi tiết một mới may, may xong cho mang thử, mấy em sinh viên mang vô cười rưng rức, nói, các anh ơi, thà rằng các anh bóp vô còn hơn là mang cái ni, ngứa ngáy, cọ xát nỏ chịu được. Mình thì không biết ý mấy em nói sao, nhưng nói chung các em diễn viên mang đồ nớ vô một lúc, em nào má cũng đỏ bừng bừng. He he.
Cu hỏi dượng, phụ nữ thì dượng lo cho như thế coi như ổn, còn đàn ông thì sao, quần đùi rộng như thế, thằng em trai nhỡ nó hư, nó chống lều lên, gặp tình huống vậy thì chỉ còn nước “ thằng nào cho anh mượn cái chổi”. Dượng mình nói, mi ngu, nhìn cái quần đùi hồi đó đây này, có dây rút bằng dây vải, dài thò ra là để làm gì mi biết không? Dạ không. Ngu. Là nếu gặp thằng cu con mà nó chống cao lên thế, thì cúi xuống, dùng dây rút quần buột cổ nó lại, đầu dây kia kéo thốc lên, quàng qua cổ. Xong. Hiểu chưa?
Dạ hiểu.
( Theo Blog Nhà văn Nguyễn Quang Vinh)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét