Sau một thời gian theo Bá Đa Lộc sang Pháp cầu viện, Nguyễn Phúc Cảnh (sinh năm Canh Tí - 1780), con trưởng của Vua Gia Long, về nước. Theo gót vua cha tham gia trận mạc, Cảnh được phong là Đông cung Nguyên soái quận công và là người sau này nhà vua chỉ định kế nghiệp.
Mộng ảo...
Hoàng tử Cảnh có vợ là Tống Thị Quyên và hai con trai là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, Nguyễn Phúc Mỹ Thùy. Bấy giờ, như điềm báo trước, khi vừa sinh Mỹ Đường được mấy ngày, Tống Thị Quyên mơ một giấc mộng khủng khiếp: bà bị nhấn chìm trong một biển nước đục ngầu. Càng cố vùng vẫy, biển càng như rộng ra và bà bị đắm chìm trong một nỗi lo âu.
Hôm sau, Hoàng thái phi đã kể lại cho Hoàng tử Cảnh nghe thì ông liền nói: "Ái phi chớ quá lo lắng mà có hại cho sức khỏe. Ta sẽ luôn ở bên cạnh nàng".
Quả là ở đời không ai học được chữ ngờ! Theo sách Hoàng hậu, hoàng phi Việt Nam, vài năm sau, Hoàng tử Cảnh lâm bệnh. Năm Tân Dậu (1801), lúc mới 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh mất vì bị bệnh đậu mùa, để lại một người vợ góa và 2 con côi. Lúc ấy, các vị đại thần đã tâu kiến Gia Long, xin nhà vua xuống chiếu lập Mỹ Đường, cháu dòng đích, làm người kế vị. Vua Gia Long đã nói: "Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm".
Vậy là, Hoàng tử Đảm, em Nguyễn Phúc Cảnh, được nhà vua chọn nối ngôi. Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng.
.... Hóa thật
Mẹ con bà Tống Thị Quyên hưởng phúc ấm chưa được bao lâu thì đại họa đã giáng lên đầu. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện lược thuật: Năm Minh Mạng thứ 5 (tức năm 1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên... Vua Minh Mạng đã rất giận dữ, lệnh: "Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Mụ đàn bà lăng loàn ấy, đáng phải bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, ta nể tình anh trai mà tha cho nó, nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa".
Theo một số tài liệu, để thực thi lệnh của nhà vua, Hoàng thái phi Tống Thị Quyên bị mấy tên lính canh áp giải dẫn đi trong bộ dạng tóc tai rũ rượi. Bà bị giam trong một phòng riêng, không bị xiềng xích, được ăn uống đầy đủ, có giường nệm tử tế, có nước tắm rửa và bô để đi đại tiểu tiện. Thế nhưng, bà hết sức đau khổ vì bị buộc tội thông dâm với con ruột. Bà không được bày tỏ kêu oan, mà chỉ có mỗi một việc phải thừa nhận tội lỗi của mình, để rồi sau đó, bị "xử" dìm nước cho chết.
Lại nói Mỹ Đường, phải dâng nộp ấn và dây thao, bị giáng xuống làm thứ nhân; quá buồn rầu sinh bệnh, chẳng bao lâu thì cũng chết.
Thực hư vụ án loạn luân mẹ - con ruột?
Một số người cho rằng, Minh Mạng vu oan cho chị dâu và cháu để triệt hạ dòng trưởng, bảo đảm ngai vàng cho mình. Song điều này là không đúng vì ông lên ngôi đường đường chính chính theo lựa chọn của Hoàng đế Gia Long. Vả lại sau 5 năm ngồi trên ngai vàng, địa vị của ông đã quá vững trong khi những thế lực ủng hộ Mỹ Đường nối ngôi đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cố thủ rằng, dù đã ngồi vững trên ngai, với tính cách ghê gớm của Minh Mạng thì việc trừ hậu họa vẫn không phải là thừa, bởi những kẻ phiến loạn có thể lấy cớ phục hồi ngai vàng cho dòng trưởng để chống lại ông (và quả thật vào năm 1833, Lê Văn Khôi đã dùng chiêu bài tôn phò hoàng tôn Mỹ Đường để nổi loạn). Không có cớ gì để triệt hạ con cháu anh cả, Minh Mạng phải dựng nên vụ án loạn luân này để lấy lý do tế nhị mà giải quyết êm thấm trong nội bộ hoàng gia, đỡ bị bàn tán. Theo Việt sử giai thoại, tác giả Nguyễn Khắc Thuần có lời bình đáng suy ngẫm: "Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh (tức Cán) chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Giá Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ êm thắm biết ngần nào!".
Có thể nói, vụ án Mỹ Đường - Tống Thị Quyên đến nay vẫn có nhiều tranh cãi. Đây là vụ án không có bản án. Nó có tính chất "thanh lý nội bộ" hơn là công khai. Vì nội dung vụ án là chuyện thường luân bại lý, làm điếm nhục gia phong, chẳng tốt đẹp gì để làm to chuyện, phơi bày ra cho bàn dân thiên hạ đàm tiếu... Trong vụ án này, người tố cáo là ai, cớ gì không thể nêu tên đối với việc hệ trọng liên quan đến danh dự và quyền lợi của cả một dòng họ? Mỹ Đường, ví dụ có là người nghiện dâm dục đi nữa, nhưng là công hầu, thiếu gì thị nữ bên cạnh, đứa con này có cần thiết phải thông dâm với mẹ ruột không? Còn Tống thị, là một phụ nữ có chức phận, ít nhiều cũng được giáo dục theo khuôn phép và phải sống trong một cung đình xem trọng đạo Nho ở vào thế kỷ 19, thử hỏi có người mẹ nào đi ăn ở với chính con ruột không?
Vĩnh Khang tổng hợp
( nguồn Đất Việt Online)
Mộng ảo...
Hoàng tử Cảnh có vợ là Tống Thị Quyên và hai con trai là Nguyễn Phúc Mỹ Đường, Nguyễn Phúc Mỹ Thùy. Bấy giờ, như điềm báo trước, khi vừa sinh Mỹ Đường được mấy ngày, Tống Thị Quyên mơ một giấc mộng khủng khiếp: bà bị nhấn chìm trong một biển nước đục ngầu. Càng cố vùng vẫy, biển càng như rộng ra và bà bị đắm chìm trong một nỗi lo âu.
Hôm sau, Hoàng thái phi đã kể lại cho Hoàng tử Cảnh nghe thì ông liền nói: "Ái phi chớ quá lo lắng mà có hại cho sức khỏe. Ta sẽ luôn ở bên cạnh nàng".
Tranh vẽ Hoàng tử Cảnh của người Pháp. Ảnh tư liệu |
Quả là ở đời không ai học được chữ ngờ! Theo sách Hoàng hậu, hoàng phi Việt Nam, vài năm sau, Hoàng tử Cảnh lâm bệnh. Năm Tân Dậu (1801), lúc mới 21 tuổi, Nguyễn Phúc Cảnh mất vì bị bệnh đậu mùa, để lại một người vợ góa và 2 con côi. Lúc ấy, các vị đại thần đã tâu kiến Gia Long, xin nhà vua xuống chiếu lập Mỹ Đường, cháu dòng đích, làm người kế vị. Vua Gia Long đã nói: "Khi người ta chết đi mà còn để lại món nợ trên đời, thì chủ nợ chỉ tìm con, chứ đâu đòi cháu. Việc này ý ta đã quyết, các ngươi chẳng nên bàn tính thêm".
Vậy là, Hoàng tử Đảm, em Nguyễn Phúc Cảnh, được nhà vua chọn nối ngôi. Khi Gia Long băng hà, Đảm tiếp quản triều đình, lấy hiệu là Minh Mạng.
.... Hóa thật
Mẹ con bà Tống Thị Quyên hưởng phúc ấm chưa được bao lâu thì đại họa đã giáng lên đầu. Sách Đại Nam chính biên liệt truyện lược thuật: Năm Minh Mạng thứ 5 (tức năm 1824), có người bí mật tố cáo rằng Mỹ Đường thông dâm với mẹ là Tống Thị Quyên... Vua Minh Mạng đã rất giận dữ, lệnh: "Hành vi của chúng còn hơn chó lợn. Mụ đàn bà lăng loàn ấy, đáng phải bị dìm chết. Ngươi hãy thi hành ngay lệnh của ta. Còn Mỹ Đường, ta nể tình anh trai mà tha cho nó, nhưng từ nay, ta không muốn nhìn thấy nó nữa".
Ảnh minh họa. |
Theo một số tài liệu, để thực thi lệnh của nhà vua, Hoàng thái phi Tống Thị Quyên bị mấy tên lính canh áp giải dẫn đi trong bộ dạng tóc tai rũ rượi. Bà bị giam trong một phòng riêng, không bị xiềng xích, được ăn uống đầy đủ, có giường nệm tử tế, có nước tắm rửa và bô để đi đại tiểu tiện. Thế nhưng, bà hết sức đau khổ vì bị buộc tội thông dâm với con ruột. Bà không được bày tỏ kêu oan, mà chỉ có mỗi một việc phải thừa nhận tội lỗi của mình, để rồi sau đó, bị "xử" dìm nước cho chết.
Lại nói Mỹ Đường, phải dâng nộp ấn và dây thao, bị giáng xuống làm thứ nhân; quá buồn rầu sinh bệnh, chẳng bao lâu thì cũng chết.
Thực hư vụ án loạn luân mẹ - con ruột?
Một số người cho rằng, Minh Mạng vu oan cho chị dâu và cháu để triệt hạ dòng trưởng, bảo đảm ngai vàng cho mình. Song điều này là không đúng vì ông lên ngôi đường đường chính chính theo lựa chọn của Hoàng đế Gia Long. Vả lại sau 5 năm ngồi trên ngai vàng, địa vị của ông đã quá vững trong khi những thế lực ủng hộ Mỹ Đường nối ngôi đã bị tiêu diệt.
Tuy nhiên, nhiều ý kiến vẫn cố thủ rằng, dù đã ngồi vững trên ngai, với tính cách ghê gớm của Minh Mạng thì việc trừ hậu họa vẫn không phải là thừa, bởi những kẻ phiến loạn có thể lấy cớ phục hồi ngai vàng cho dòng trưởng để chống lại ông (và quả thật vào năm 1833, Lê Văn Khôi đã dùng chiêu bài tôn phò hoàng tôn Mỹ Đường để nổi loạn). Không có cớ gì để triệt hạ con cháu anh cả, Minh Mạng phải dựng nên vụ án loạn luân này để lấy lý do tế nhị mà giải quyết êm thấm trong nội bộ hoàng gia, đỡ bị bàn tán. Theo Việt sử giai thoại, tác giả Nguyễn Khắc Thuần có lời bình đáng suy ngẫm: "Thời ấy, có hai tội thuộc hàng đại ác không thể tha, ấy là bất trung và thất đức. Bất trung thì con trai trưởng của Hoàng tử Cảnh (tức Cán) chẳng có biểu hiện gì, vậy thì Minh Mạng muốn được yên vị trên ngai, ắt phải khép Mỹ Đường vào tột thất đức là thông dâm với mẹ. Giá Mỹ Đường chẳng phải cháu đích tôn của Gia Long thì đời ông sẽ êm thắm biết ngần nào!".
Có thể nói, vụ án Mỹ Đường - Tống Thị Quyên đến nay vẫn có nhiều tranh cãi. Đây là vụ án không có bản án. Nó có tính chất "thanh lý nội bộ" hơn là công khai. Vì nội dung vụ án là chuyện thường luân bại lý, làm điếm nhục gia phong, chẳng tốt đẹp gì để làm to chuyện, phơi bày ra cho bàn dân thiên hạ đàm tiếu... Trong vụ án này, người tố cáo là ai, cớ gì không thể nêu tên đối với việc hệ trọng liên quan đến danh dự và quyền lợi của cả một dòng họ? Mỹ Đường, ví dụ có là người nghiện dâm dục đi nữa, nhưng là công hầu, thiếu gì thị nữ bên cạnh, đứa con này có cần thiết phải thông dâm với mẹ ruột không? Còn Tống thị, là một phụ nữ có chức phận, ít nhiều cũng được giáo dục theo khuôn phép và phải sống trong một cung đình xem trọng đạo Nho ở vào thế kỷ 19, thử hỏi có người mẹ nào đi ăn ở với chính con ruột không?
Vĩnh Khang tổng hợp
( nguồn Đất Việt Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét