Thứ Năm, 10 tháng 11, 2011

Tiết lộ ‘tình ngoài luồng’ của bà hoàng triều Lý

Khi Lê Thái hậu cảm thấy không thể thiếu được Thái úy phụ chính Đỗ Anh Vũ, thì họ bắt đầu đêm đêm gặp gỡ, làm nhiều điều càn rỡ ô uế…

Theo sử sách, vào năm Mậu Ngọ (1138), hoàng đế Lý Thần Tông băng hà. Lý Thiên Tộ - con trưởng của nhà vua và Lê Hoàng hậu (tức Lê Thái hậu sau này; không rõ tên họ đầy đủ) - lúc đó mới 3 tuổi, lên nối ngôi, lấy hiệu là Lý Anh Tông. Theo quy định triều đình, Lê Thái hậu buông rèm nhiếp chính, nhưng nào ngờ bà lại dần bị cám dỗ, dan díu với Đỗ Anh Vũ khiến triều đình đổ nát… Sau nhờ có các trung thần như Tô Hiến Thành, Hoàng Nghĩa Hiền, Lý Công Tín, cơ đồ nhà Lý mới được giữ vững.




Ảnh minh họa.

Từ khi nhiếp chính, Bà hoàng họ Lê lấy Đỗ Anh Vũ làm cung điện lệnh chi nội ngoại sự; mọi việc chính sự lớn nhỏ đều ủy thác cho Anh Vũ. Thế là, ông sai vợ Tô thị ra vào cung cấm hầu hạ Đỗ Thái hậu. Bản thân ông - vốn là em họ của vua Thần Tông, có tài ăn nói, đẹp trai và cũng giành được nhiều chiến công trong việc dẹp các cuộc nổi loạn; nên tự âm mưu quyến rũ các bà hoàng, gây chuyện dâm loạn trong cung. Kết quả là, Lê Thái hậu dần dần cảm thấy không thể thiếu được Thái úy phụ chính Đỗ Anh Vũ và người này đã trở thành người tình của bà.

Sách Đại Việt sử ký toàn thư chép: Đỗ Anh Vũ tư thông với Lê Thái hậu (mẫu hậu của Anh Tông) và vì thế lại càng kiêu rông. Ở triều đình thì khoát tay lớn tiếng, sai bảo quan lại thì hất hàm ra hiệu. Các quan trong triều bực lắm nhưng chẳng ai nói gì. Quan điện tiền đô chỉ huy sứ là Vũ Cát Đái, chức hỏa đầu đô Quảng Vũ là Lương Thượng Cá, chức hỏa đầu đô Ngọc Giai là Đông Lợi, chức nội thị là Đỗ Ất, cùng với Trí Minh Vương, Bảo Ninh Hầu, phò mã lang Dương Tự Minh... cùng hợp mưu bắt giam Anh Vũ. Bàn tính xong, bọn Đái đem quân lính đến ngoài cửa Việt Thành hô to: “Anh Vũ thường đêm đêm vào phòng Thái hậu, làm nhiều điều càn rỡ ô uế, tiếng xấu đồn ra ngoài, không tội gì to bằng. Bọn thần xin sớm trừ đi, khỏi để mối lo về sau”.

Thấy vậy, vua Lý Anh Tông bèn xuống chiếu sai cấm quân đến bắt Anh Vũ, trói giam ở hành lang Tả Hưng Thánh và giao cho Đình úy tra xét. Lịch sử ghi rằng, đó là năm 1150.

Lại nói Lê Thái hậu, sau khi được một thị nữ thân tín tâu trình về tình trạng nguy nan của Anh Vũ, vội sai người mang cơm rượu và ngầm để vàng vào đồ đựng thức ăn để Anh Vũ đút lót Vũ Đái và lính canh. Quá giận dữ, Hỏa đầu đô Tả Hưng Thánh là Nguyễn Dương nói: “Các ông tham của đút, tôi với các ông tất không thoát khỏi tay Anh Vũ, chi bằng cứ giết trước cho khỏi tai họa về sau”.

Theo Việt sử giai thoại, Nguyễn Dương cầm giáo định đâm Đỗ Anh Vũ, thì Đô Tả Hưng Thánh là Đam Dĩ Mông ôm Dương, cướp lấy giáo, ngăn rằng: “Điện tiền bảo Anh Vũ tội đáng chết nhưng còn phải đợi mệnh vua, không nên tự tiện”. Nguyễn Dương chửi: “Điện tiền Vũ Cứt Đái chứ chẳng phải Vũ Cát Đái (hai chữ Cát Đái đọc theo âm chữ Nôm là Cứt Đái). Hắn sao mà tham của đút đến quên cả mạng mình!”. Rồi tự biết không khỏi chết, bèn nhảy xuống giếng tự tử.

Bấy giờ, nhà vua xét án, Anh Vũ không bị chém, mà chỉ bị đày đi làm Cảo điền nhi (tức làm ruộng ở vùng Cảo Xã, nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội).

Vắng Anh Vũ trong cung, Lê Thái hậu cô đơn, buồn bã, ngày đêm suy nghĩ, tính cách cứu và phục chức cho người tình. Một lần, nghe tin Thái hậu mệt nặng, Vua Lý Anh Tông đến vấn an. Lê Thái hậu cầm tay nhà vua và nói: “Có lẽ ta làm nhiều điều không tốt nên trời phạt. Ta muốn đổi họa thành phúc, nhà vua hãy ban lệnh xá tội cho các tội nhân, giảm lao dịch cho họ. Coi như đấy là một sự chuộc lỗi cho những việc làm không tốt của ta. Con hãy vì ta làm điều phúc thiện ấy”.

Nhà vua vâng mệnh. Hôm sau, Lý Anh Tông xuống chiếu ân xá cho các tội nhân. Đỗ Anh Vũ không chỉ được miễn tội, mà nhờ sự nâng đỡ của Lê Thái hậu, được phục chức Thái úy phụ chính và được trọng dụng trở lại.

Để báo thù, Anh Vũ đã lập ra đội quân hơn 100 người gọi là Phụng vệ đô, nếu có người phạm tội nào thì bắt giữ. Điện tiền chỉ huy sứ Vũ Đái bị chém ở Giang Đầu; Trí Minh Vương làm tước hầu; phò mã Dương Tự Minh bị đày lên vùng nước độc. Số còn lại đều bị giáng chức làm khao giáp và điền hoành...

Như vậy, có thể nói, sức cám dỗ ngu muội “cuộc tình ngoài luồng” của Bà hoàng họ Lê đã gây ra tai họa khôn lường.

Đang đọc nhiều:

Vĩnh Khang (tổng hợp)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét