Cho đến nay, không có tài liệu cho biết chân dung và thể lực của ông như thế nào, chỉ biết vua có nhiều vợ và rất đông các phi tần; có tới 142 người con, gồm 78 hoàng tử và 64 công chúa.
Bẩm sinh cường tráng
Sinh năm 1791, là con thứ 4 của vua Gia Long, năm 30 tuổi (1820), thái tử Nguyễn Phúc Đảm (thường gọi Thái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Ông đã có những cải đổi lớn lao các định chế công quyền, hành chính, pháp luật, thuế khóa, đinh điền, tu soạn sử sách địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Minh Mạng cũng đã cho thành lập quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành Nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.
Theo sử sách, vua không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hằng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên" - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.
Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khoẻ phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể "chiều" đến 5-6 cung tần...
Tìm "thần dược" tráng dương
Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có "sức đàn ông" phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng. Và nhờ "bồi bổ" Minh Mạng thang, gồm hai toa thuốc: Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử - được thầy thuốc căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của vua để lập ra thang thuốc rượu, mà đấng quân vương nhà Nguyễn trở thành chiến binh dũng mãnh chốn phòng the.
Minh Mạng thang gồm những loại dược liệu gì? - Có bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại táo, đỗ trọng, đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳ... và vô số thảo dược khác. Thang thuốc thực chất có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường tinh khí, phục hồi khí huyết và tăng tuổi thọ. Vì thế, theo các nhà y học hiện đại, “phép thần thông” mà người ta đồn đại về Minh Mạng thang không hoàn toàn đúng 100%. Lục sử thấy rõ, vua Minh Mạng là người có thực lực tính dục bẩm sinh, hứng thú ân ái. Những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò chủ trì quyết định. Ngoài ra, có một bằng chứng đơn giản, nếu hoàng đế Minh Mạng có bài thuốc thần diệu như vậy thì tại sao vua Tự Đức (cháu nội) lại không áp dụng được mà vẫn bị bất lực, không con?
Tuy nhiên, hiện nay, huyền thoại bài thuốc "tăng cường sinh lý, như ý phòng the" của vua Minh Mạng lúc nào cũng thu hút những đấng mày râu bị mắc chứng bệnh hiếm muộn, đang yếu muốn mạnh, vốn mạnh càng muốn mạnh hơn… Song một thực tế là, chỉ riêng toa Minh Mạng thôi đã có hơn chục biến tấu, chất lượng dược liệu cũng bấp bênh. Nếu người vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mà cứ dùng thuốc khích hứng thì rất tai hại: chưa khỏe, đã ngả ngửa người vì yếu!
Bẩm sinh cường tráng
Sinh năm 1791, là con thứ 4 của vua Gia Long, năm 30 tuổi (1820), thái tử Nguyễn Phúc Đảm (thường gọi Thái tử Đảm) lên nối ngôi, lấy niên hiệu là Minh Mạng. Ông đã có những cải đổi lớn lao các định chế công quyền, hành chính, pháp luật, thuế khóa, đinh điền, tu soạn sử sách địa lý và lập các cơ sở dưỡng tế. Minh Mạng cũng đã cho thành lập quốc tử quán, ấn định học hiệu và thi cử, cải đổi cơ cấu triều đình thành Nội các với Lục bộ và Cơ mật viện, đổi trấn thành tỉnh và chia vị trí đất nước thành 31 tỉnh.
Tương truyền, vua Minh Mạng một đêm có thể "chiều" đến 5-6 cung tần... |
Theo sử sách, vua không chỉ nổi tiếng ở tài thao lược, mà còn vang danh hậu thế nhờ có sức khoẻ hơn người. Vua Minh Mạng hoạt động chăn gối về đêm đều đặn nhưng hằng ngày vẫn thiết triều, cưỡi ngựa không biết mệt. Không chỉ có thế, vua thường thức đến tận canh ba để làm việc. Điều đó cho thấy vua Minh Mạng có một “thể chất tiên thiên" - cường tráng bẩm sinh. Chính sự khỏe mạnh đó đã góp phần không nhỏ vào sự vượng con của vị vua này.
Một số tài liệu cũng cho thấy, hoàng đế Minh Mạng có số lượng con nhiều nhất trong 13 đời vua Nguyễn. Vua có sức khoẻ phục vụ tam cung lục viện, một đêm có thể "chiều" đến 5-6 cung tần...
Tìm "thần dược" tráng dương
Có một giai thoại rằng, để vua Minh Mạng có "sức đàn ông" phi thường, các ngự y trong triều đã ngày đêm nghiên cứu, bào chế những bài thuốc có tính năng tráng dương bổ thận cho thiên tử dùng. Và nhờ "bồi bổ" Minh Mạng thang, gồm hai toa thuốc: Nhất dạ ngũ giao và Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử - được thầy thuốc căn cứ vào thể chất và sinh hoạt của vua để lập ra thang thuốc rượu, mà đấng quân vương nhà Nguyễn trở thành chiến binh dũng mãnh chốn phòng the.
Minh Mạng thang gồm những loại dược liệu gì? - Có bạch linh, bạch thược, cẩu kỷ tử, đại táo, đỗ trọng, đương quy, sa sâm, nhục quế, thục địa, phòng phong, huỳnh kỳ... và vô số thảo dược khác. Thang thuốc thực chất có tác dụng rất lớn trong việc tăng cường tinh khí, phục hồi khí huyết và tăng tuổi thọ. Vì thế, theo các nhà y học hiện đại, “phép thần thông” mà người ta đồn đại về Minh Mạng thang không hoàn toàn đúng 100%. Lục sử thấy rõ, vua Minh Mạng là người có thực lực tính dục bẩm sinh, hứng thú ân ái. Những toa thuốc vua dùng chỉ mang tính trợ lực, chứ không phải đóng vai trò chủ trì quyết định. Ngoài ra, có một bằng chứng đơn giản, nếu hoàng đế Minh Mạng có bài thuốc thần diệu như vậy thì tại sao vua Tự Đức (cháu nội) lại không áp dụng được mà vẫn bị bất lực, không con?
Tuy nhiên, hiện nay, huyền thoại bài thuốc "tăng cường sinh lý, như ý phòng the" của vua Minh Mạng lúc nào cũng thu hút những đấng mày râu bị mắc chứng bệnh hiếm muộn, đang yếu muốn mạnh, vốn mạnh càng muốn mạnh hơn… Song một thực tế là, chỉ riêng toa Minh Mạng thôi đã có hơn chục biến tấu, chất lượng dược liệu cũng bấp bênh. Nếu người vốn liếng chẳng bao nhiêu không biết tự lượng sức mình, mà cứ dùng thuốc khích hứng thì rất tai hại: chưa khỏe, đã ngả ngửa người vì yếu!
Thành phần và cách ngâm Minh Mạng tửu: 1. Nhất dạ ngũ giao - Thành phần: Nhục thung dung 12g, Táo nhân 8g , Xuyên Qui 20g, Cốt toái bổ 8g, Cam cúc hoa 12g, Xuyên ngưu tất 8g, Nhị Hồng sâm 20g, Chích kỳ 8g, Sanh địa 12g, Thạch hộc 12g, Xuyên khung 12g, Xuyên tục đoạn 8g, Xuyên Đỗ trọng 8g, Quảng bì 8g, Cam Kỷ tử 20 Đảng sâm 10g, Thục địa 20g, Đan sâm 12g, Đại táo 10 quả, Đường phèn 300g. - Cách ngâm: Đường phèn để riêng, 19 vị thuốc trên đem ngâm với 3 lít rượu nếp ngon trong 5 ngày đêm. ngày thứ sáu, nấu nửa lít nước sôi với 300 g đường phèn cho tan ra, để nguội, rồi đổ vô thẩu, trộn đều đến ngày thứ 10 thì đem ra dùng. Ngày 3 lần sáng, trưa, tối, mỗi lần 1 ly trà. Dùng liên tục. 2. Nhất dạ lục giao sinh ngũ tử - Thành phần: Thục địa 40g, Đào nhân 20g, Sa sâm 20g, Bạch truật 12g, Vân qui 12g, Phòng phong 12g, Bạch thược 12g, Trần bì 12g Xuyên khung 12g, Cam thảo 12g, Thục linh 12g, Nhục thung dung 12g, Tần giao 8g, Tục đoạn 8g, Mộc qua 8g, Kỷ tử 20g, Thường truật 8g, Độc hoạt 8g, Đỗ trọng 8g, Đại hồi 4g, Nhục quế 4g, Cát tâm sâm 20g, Cúc hoa 12g, Đại táo 10 quả. - Cách ngâm: 24 vị thuốc trên ngâm với hai lít rưỡi rượu tốt trong vòng 7 ngày. Lấy 150g đường phèn nấu với một xị nước sôi cho tan, để nguội rồi đổ vô keo rượu thuốc, trộn đều, đến ngày thứ 10 đem dùng dần. Ngày 3 lần, mỗi lần 1 ly nhỏ, sáng, trưa, chiều trước bữa ăn. Bã thuốc còn lại ngâm nước hai với một lít rưỡi rượu ngon - một tháng sau dùng tiếp. |
Vĩnh Khang
( Nguồn Đất Việt Online)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét